Biên độ lãi suất là gì? Hướng dẫn công thức tính chi tiết
Biên độ lãi suất là yếu tố giúp các ngân hàng quyết định mức lãi suất cho từng gói cho vay. Bài viết dưới đây, Takomo sẽ cho bạn biết thông tin chi tiết về cách tính biên độ lãi suất và một số vấn đề cần lưu ý khi vay vốn ngân hàng
Biên độ lãi suất là gì?
Biên độ lãi suất hay còn gọi là biên độ lợi nhuận, là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính tại một thời điểm nhất định. Biên độ này thường được ngân hàng dùng để xác định mức lãi suất cho vay. Lãi suất sẽ có sự thay đổi theo từng thời điểm nhất định.
Qua biên độ lãi suất, bạn có thể đánh giá được lợi nhuận của một ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất cho vay càng cao thì biên độ lãi suất càng lớn, ngân hàng có thêm nhiều lợi nhuận và ngược lại.
Tầm quan trọng của biên độ lãi suất
Đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính, biên độ lãi suất đóng vai trò quan trọng:
- Biên độ lãi suất sẽ cung cấp đến khách hàng mức lãi suất cụ thể cho một gói vay. Từ đó, người đăng ký vay sẽ có đầy đủ mọi thông tin, đủ căn cứ để tiến hành so sánh với các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng khác nhau trước khi ra quyết định.
- Khi có đầy đủ thông tin về biên độ lãi suất, người đăng ký đồng thời sẽ có kiểm chứng mức lãi suất có chính xác hay đã phù hợp hay chưa.
- Thứ ba, biên độ lãi suất giúp bạn tiết kiệm được một phần tiền lãi khi chọn cho mình một tổ chức có lãi suất thấp.
Công thức tính biên độ lãi suất
Biên độ lãi suất là yếu tố để tính lãi suất cao hay thấp. Hiện có 2 loại lãi suất trên thị trường tài chính là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.
Lãi suất cố định
Lãi suất cố định là lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước quyết định, công bố chính thức cho các ngân hàng. Vì mang tính chất ổn định, lãi suất sẽ không phụ thuộc vào biến động thị trường. Người đăng ký vay sẽ biết trước số tiền lãi cố định tại thời điểm ký hợp đồng vay. Tuy nhiên, bạn sẽ bắt buộc thanh toán số tiền đó mặc cho lãi suất của thị trường có tăng hay giảm.
Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi thường được quy định bởi mỗi cá nhân hay tổ chức tài chính dựa vào biên độ cho phép của Nhà nước và theo biến động của thị trường. Đây là lãi suất thường được áp dụng cho các gói vay. Lãi suất sẽ thường thay đổi định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo biên độ lãi suất. Người đi vay chỉ nên tiếp cận khoản vay vào thời điểm lãi suất giảm để áp lực thanh toán không quá nặng nề.
Cách tính biên độ lãi suất
Dưới đây là 4 cách tính biên độ lãi suất trên thị trường:
Cách 1
Biên độ lãi suất + Lãi suất cơ bản = Lãi suất cho vay
Trong đó:
- Lãi suất cơ bản là mức lãi suất mà Nhà nước đã công bố
- Biên độ lãi suất của các ngân hàng thường dao động từ 3,5% – 5%/năm
Cách 2
Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn từ 12 tháng hoặc 13 tháng
Thông thường, ngân hàng sử dụng cách này để thu hút khách hàng bằng việc tăng lãi suất tiền gửi và cho vay lại với lãi suất cao hơn.
Cách 3
Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + Lãi suất tiết kiệm cao nhất
Theo cách 3, ngân hàng có thể tự điều chỉnh lãi suất tiết kiệm của một loại hình bất kỳ và áp dụng cách tính cho lãi suất cho vay. Vì vậy, khi tính theo cách này, khách hàng sẽ phải chịu rủi ro cao hơn và bạn cần lưu ý các loại phí phạt để giảm thiểu áp lực thanh toán khoản vay
Cách 4
Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân của 4 ngân hàng lớn nhất + Biên độ lãi suất
Công thức được đánh giá khá khách quan khi tính dựa vào trung bình cộng của 4 ngân hàng lớn nhất trên thị trường. Ngoài ra, mức lãi suất của các ngân hàng lớn ít biến động. Vì vậy, đây là cách được ít các ngân hàng lựa chọn để quyết định lãi suất cho vay.
Cập nhật biên độ lãi suất của các ngân hàng hiện nay
Dưới đây là thông tin biên độ lãi suất của các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo vì biên độ lãi suất sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình hình biến động của thị trường.
Ngân hàng | Biên độ lãi suất (%) |
Vietinbank | 3,5 |
Vietcombank | 3,5 |
BIDV | 4,5 |
VIB | 3,9 |
Techcombank | 3 |
TPBank | 4 |
VPBank | 3 |
Eximbank | 3,5 |
Sacombank | 3,5 |
Hong Leong Bank | 1,5 |
Shinhan Bank | 3,9 |
OCB | 4,4 |
Woori Bank | 3,8 |
HSBC | 2 |
PVcomBank | 4,3 |
MSB (Maritime Bank) | 3,5 |
UOB | 3 |
MB | 3,5 |
ACB | 3,5 |
Một vài vấn đề cần lưu ý khi vay vốn ngân hàng
Để có thể yên tâm đăng ký vay và hạn chế mọi rủi ro phát sinh, một số kinh nghiệm dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn:
Tìm hiểu kỹ gói vay dự định đăng ký
Mỗi gói vay sẽ bao gồm số tiền gốc (hạn mức được duyệt), lãi suất và phí dịch vụ. Hợp đồng sẽ có chi tiết các thông tin về khoản vay, bạn cần đọc kỹ lại và xem xét số tiền thanh toán cuối cùng có phù hợp với khả năng tài chính của mình hay không.
Ngoài ra, xem xét kỹ hợp đồng trước khi ký là một cách giúp giảm thiểu mọi rủi ro, hiểu lầm giữa bạn và ngân hàng hay tổ chức tài chính trong quá trình vay.
Xem rõ các loại phí trả chậm và phí phạt trong hợp đồng
Trong hợp đồng, bạn sẽ cần chú ý đến các loại phí trả chậm khi không thanh toán đúng hạn. Phí này sẽ được các ngân hàng ghi rõ cụ thể bên trong hợp đồng, khi bạn quyết định ký, bạn có nghĩa vụ phải thanh toán thêm phí trễ hạn khi không trả như đúng hẹn trong hợp đồng.
Phí trễ hạn thường khá cao, vì vậy, bạn cần có một kế hoạch thanh toán nợ chi tiết để đảm bảo áp lực thanh toán giảm đi.
Lựa chọn kỳ hạn thanh toán phù hợp
Kỳ hạn thanh toán là một yếu tố chủ chốt quyết định số tiền mà bạn cần trả khi đến hạn thanh toán. Việc chọn kỳ hạn thanh toán phù hợp với thu nhập hàng tháng giúp áp lực thanh toán không nặng nề và bạn ý thức được việc phải thanh toán đúng hạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được phí phạt và giữ cho lịch sử tín dụng luôn tốt.
Cung cấp thông tin hồ sơ đầy đủ, chính xác
Trong quá trình đăng ký hồ sơ vay tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, bạn cần đảm bảo mọi thông tin đăng ký đều chính xác và chính chủ. Bất kỳ sai sót nào phát sinh sẽ khiến tỷ lệ duyệt vay bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến từ chối vay hoặc mất thêm thời gian điều chỉnh ở văn phòng giao dịch.
Luon·thanh toán đúng hạn
Đối với bất kỳ khoản vay nào, bạn đều cần đảm bảo thanh toán đúng hạn cho tổ chức cho vay. Bạn không chỉ tránh được phí phạt thỏa thuận trong hợp đồng mà còn giữ cho lịch sử tín dụng luôn tốt.
Ngược lại, nếu bạn không thanh toán đúng hạn, hồ sơ của bạn có nguy cơ rơi vào danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC, tỷ lệ duyệt vay sẽ giảm dần tùy theo thời gian trễ hạn. Các tổ chức cho vay hay ngân hàng sẽ hạn chế tỷ lệ duyệt vay vì đối với họ, bạn hoàn toàn được xem là trường hợp không đủ khả năng thanh toán khi đăng ký vay.
Kết luận
Biên độ lãi suất là một thông tin khá hữu ích cho người đăng ký khi có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất khi có thể biết được mức lãi suất cụ thể cần phải trả khi đăng ký vay.
Với 4 cách tính biên độ lãi suất, bạn sẽ dễ dàng so sánh giữa các tổ chức tài chính hay ngân hàng để biết đâu là lựa chọn có lợi nhất về số tiền cần thanh toán. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về biên độ lãi suất cùng một số lưu ý khi đăng ký vay vốn tại ngân hàng
Bình luận