Skip to content

Hoàn tất hồ sơ nhanh chóng tại Takomo

Tải app ngay.
Hồ sơ duyệt nhanh hơn 50%.

Ký hợp đồng vay nhưng chưa nhận được tiền phải làm sao?

ky hop dong vay nhung chua nhan duoc tien

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền không phải là trường hợp quá hiếm gặp đối với nhiều khách hàng vay vốn ngân hàng hoặc các ứng dụng online. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không biết xử lý tình huống này như thế nào, dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng.

Để giúp khách hàng vượt quá tình huống bất đắc dĩ này, hãy theo dõi thông tin bài viết sau đây của Takomo để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. 

Hợp đồng vay tín chấp là gì?  

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tiền được định nghĩa như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

ky hop dong vay nhung chua nhan duoc tien

Nói cách khác, khi bạn đã ký hợp đồng, bên cho vay sẽ chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản tạm thời trong thời gian giữ tài sản thế chấp.Ngoài ra, bên cho vay sẽ cần biết mục đích của khoản vay và bạn có đang sử dụng đúng mục đích của khoản vay hay không.

Khi nào hợp đồng vay có giá trị?

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tiền sẽ bắt đầu hiệu lực khi:

  • Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  • Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng vay tiền ký rồi có hủy được không?

Theo Điều 407 BLDS năm 2015, hợp đồng vay tiền ngay cả khi đã ký và hiệu lực vẫn có thể bị huỷ vì một số lý do sau:

  • Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
  • Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
  • Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện 
  • Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn;
  • Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức;
  • Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
  • Hợp đồng vô hiệu từng phần;
  • Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

Nguyên nhân ký hợp đồng vay mà chưa nhận được tiền?  

Từ nhận định trên, có thể thấy hợp đồng vay đóng vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình vay vốn. Thế nhưng, nếu không may đã ký hợp đồng vay tín dụng nhưng chưa nhận được tiền giải ngân thì nguyên nhân chủ yếu bắt đầu từ đâu? 

Trường hợp phổ biến thường xuất phát từ lỗi hệ thống chưa cập nhật thông tin hoặc ngân hàng chưa đủ ngân sách để giải ngân gấp số tiền theo yêu cầu của khách hàng, dẫn đến tình trạng nhận tiền chậm trễ. Để biết thêm chi tiết về từng nguyên nhân cụ thể, bạn có thể tham một số lý do sau đây:.

ky hop dong vay nhung chua nhan duoc tien

Khi vay trên app, công ty tài chính  

Điểm mạnh của hình thức vay tín chấp qua app là không gặp mặt khách hàng trực tiếp vì mọi quy trình đều thực hiện bằng online 100%. Tuy nhiên, điều này lại trở thành hạn chế nhất định khi trường hợp chậm nhận tiền giải ngân thường xuyên xuất hiện. Một số lý do chủ yếu cho vấn đề chưa nhận được sau khi ký hợp đồng qua app như sau 

  • App vay xoay sở vốn chậm: Các công ty tài chính không sở hữu ngân sách dồi dào so với các ngân hàng khác. Vì vậy, trường hợp xoay sở vòng vốn chậm trễ khiến khách hàng không nhận tiền đúng lúc hoàn toàn có thể xảy ra. 
  • Ngày giải ngân trùng với ngày nghỉ: Không phải bất cứ app vay nào cũng hoạt động xuyên suốt cuối tuần, lễ Tết. Đối với các app vay không làm việc ngoài giờ hành chính, tiền giải ngân sẽ được dời vào thứ 2 đầu tuần sau.  
  • Thông tin hợp đồng bị sai: Khả năng nhận tiền giải ngân trường hợp này vô cùng thấp. 
  • Vay nhầm đơn vị lừa đảo: Tổ chức lừa đảo chỉ có mục đích duy nhất là đánh cắp thông tin khách hàng nhằm bán thông tin cho bên thứ 3 hoặc có ý định trục lợi.  

Khi vay ở các ngân hàng  

Tỷ lệ phần trăm nhận được giải ngân tại các ngân hàng khá cao sau khi ký kết hợp đồng vay tín chấp. Tuy nhiên, một số trường hợp chậm trễ nhận tiền hy hữu vẫn có thể xuất hiện như sau: 

  • Chi nhánh ngân hàng chờ chuyển tiền về từ ngân hàng tổng: Chi nhánh ngân hàng hiện tại không đủ ngân sách giải ngân theo số tiền mà bạn yêu cầu nên khách hàng sẽ đợi chờ trong một khoảng thời gian đến khi chi nhánh ngân hàng chuẩn bị đủ tiền. 
  • Trục trặc về thủ tục đăng ký: Một số sai sót về thông tin cá nhân cung cấp khi ký hợp đồng hoặc ngân hàng chưa giải quyết xong bước giải ngân. 

Ký hợp đồng vay nhưng không nhận được tiền phải làm sao?  

Sau khi nắm rõ được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhận tiền giải ngân chậm trễ, khách hàng nên giữ trạng thái bĩnh tĩnh, tỉnh táo để xử lý vấn đề này một cách sáng suốt, chính xác nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm giải quyết tình huống phổ biến mà bạn có thể áp dụng vào thực tế:  

Trường hợp bên cho vay thanh toán chậm  

Như đã nói trên trường hợp tổ chức tín dụng chậm giải ngân có thể xuất phát từ nguyên nhân xoay sở vòng vốn trễ, vay trúng ngày nghỉ, lễ Tết,…Chính vì vậy, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì hướng giải quyết vô cùng đơn giản: 

=> Hướng giải quyết: Hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng của tổ chức tín dụng sớm nhất để nhận được thời gian nhận tiền giải ngân chính xác. 

Trường hợp bị lừa đảo  

Trong trường hợp quá hạn nhận tiền khá lâu nhưng bên cho vay vẫn chưa có bất cứ thông tin phản hồi nào hoặc cố ý chặn liên lạc với bạn. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết của tổ chức lừa đảo. Tuy người vay chưa bị cưỡng đoạt tài sản, tiền bạc nhưng chắc chắn mọi thông tin cá nhân của bạn đã bị rò rỉ cho bên thứ 3 nhằm mục đích trục lợi. 

Việc bị đánh cắp thông tin vô cùng nguy hiểm cho những giao dịch tài chính sau này của bạn. Một số hiện trạng như giả danh người thân mượn tiền qua mạng xã hội, giả mạo khách hàng để vay nặng lãi,…đều xuất phát từ trường hợp này.  

=> Hướng giải quyết: Hãy liên lạc đến cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết nếu phát ra những dấu hiệu khả nghi từ bên cho vay. 

Trường hợp chưa đến thời gian giải ngân  

Kiểm tra lại thời gian nhận tiền giải ngân sau khi ký kết hợp đồng để xác nhận lại lần nữa thời hạn nhận tiền của bạn có quá hạn hay chưa. Nếu quá hạn thời gian quy định mà vẫn chưa nhận được tiền như thỏa thuận, hãy liên hệ trực tiếp đến bên cho vay để tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân cụ thể.  

Ngược lại, nếu chưa đến thời hạn giải ngân, hãy chờ đợi thêm một thời gian cho đến khi nhận được số tiền theo yêu cầu. 

=> Hướng xử lý: Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu giải ngân nhanh chóng trước thời hạn quy định, hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài ngân hàng/công ty tài chính để nhận được hỗ trợ chi tiết. 

Ký hợp đồng vay rồi có hủy được không? 

Đây chắc chắn là câu hỏi thắc mắc của nhiều khách hàng khi quyết định hủy hợp đồng vay tín chấp khi chưa nhận được tiền giải ngân. Đối với vấn đề này, đáp án là có nhé. Thế nhưng, bạn phải chịu phí phạt từ tổ chức tín dụng vì trường hợp hủy hợp đồng được xem là vi phạm quy định. Tuy nhiên, việc hủy hợp đồng với ngân hàng sẽ hoàn toàn khác biệt với công ty tài chính.  

Vậy việc kết thúc hợp đồng bất chợt sẽ chịu mức phạt hoặc truy cứu trách nhiệm như thế nào? 

Hủy hợp đồng với ngân hàng  

Ngân hàng không có chính sách khắt khe cho việc hủy hợp đồng đột ngột từ phía khách hàng. Trong trường hợp muốn kết thúc hợp đồng cấp tốc, hãy nhanh chóng đến chi nhánh ngân hàng/văn phòng giao dịch để hoàn tất quy trình hủy hợp đồng trước khi nhận được tiền giải ngân. 

Tuy nhiên, bạn vẫn phải chịu phí phạt tất toán trước hạn cho phía ngân hàng nếu muốn hủy hợp đồng cấp tốc. 

Với các công ty tài chính, app vay  

Khác biệt hoàn toàn với các ngân hàng, các công ty tài chính/app vay là một quy trình xác nhận khoản vay và tiến hành ghi nhận khoản vay nhanh chóng, cấp tốc. Chính vì vậy, việc hủy hợp đồng đột ngột khi chưa nhận được tiền là hoàn toàn bất khả thi. 

Do đó, đừng vội vàng đăng ký bất cứ khoản vay nào nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng. Bởi vì bạn không chỉ gánh vác áp lực tài chính mà còn có nguy cơ đổ nợ. 

ky hop dong vay nhung chua nhan duoc tien

Cách phòng tránh lừa đảo khi ký hợp đồng vay nhưng không giải ngân  

Các tổ chức lừa đảo tạo dựng nên chiêu thức chậm giải ngân vô cùng tinh vi đến nỗi không có bất lỗ hổng nào. Mục đích cuối cùng của tổ chức lừa đảo là chiếm đoạt thông tin cá nhân của khách hàng nhằm trục lợi. Vì vậy, bạn nên nắm rõ một số lưu ý dưới đây để đề cao cảnh giác dù đã ký hợp đồng. 

  • Tìm hiểu thật kỹ các tổ chức tín dụng: Hãy theo dõi quy trình hoạt động, độ uy tín của đơn vị cho vay trên thị trường trước khi quyết định vay vốn 
  • Không nên vay tiền tại các app vay xa lạ, mới mở: Hầu hết các thương hiệu này đều chưa có giấy phép kinh doanh, mã số thuế hoặc một tụ điểm tự phát. 
  • Chỉ chọn khoản vay phù hợp với tài chính cá nhân: Hãy suy tính thật kỹ càng trước khi ký kết hợp đồng để xác định được bạn có khả năng chi trả hay không. 

Trên đây là toàn bộ đáp án cụ thể cho câu hỏi ký hợp đồng vay tín chấp nhưng chưa nhận tiền thì phải làm sao? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về vấn đề gặp phải trong quá trình vay vốn và cách giải quyết sáng suốt khi chưa nhận được tiền. 

Bình luận

  1. 09.12.2023

    E vay tiền họ đã kêu hoàn thành mà lúc vào rút tiền lại bị sai số tài khoản, trường hợp này e có phải trả hàng tháng không ạ