Nợ xấu đã tất toán có vay được không?
Vay vốn rồi dính vào tình trạng nợ xấu đang ngày càng phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc khách hàng đăng ký vay quá đà, không lên kế hoạch trả nợ hoặc thậm chí không đủ khả năng đẻ thanh toán khoản vay.
Một số người vay ý thức được rằng không hoàn tất thanh toán khoản vay sẽ khó lòng được xét duyệt cho lần vay tiếp theo. Tuy nhiên, ngân hàng lại không thể cho phép vay vốn ở lần sau dù khách hàng đã tất toán khoản vay. Vậy câu hỏi đặt ra là nợ xấu đã tất toán có vay được không?
Tất toán là gì? Tại sao phải tất toán?
Tất toán còn hiểu là nghĩa vụ phải hoàn thành tất cả các khoản nợ để trả lại cho ngân hàng theo kỳ hạn quy định trong hợp đồng.
Tất toán khoản vay vô cùng quan trọng, cần thiết vì hành động này sẽ quyết định người vay có nằm trong mức độ nợ xấu trên hệ thống CIC hay không. Kéo dài thời gian chậm trễ thanh toán, nhóm nợ ngày càng tăng lên cao. Nghiêm trọng hơn, người vay có thể bị xếp vào danh sách nợ xấu nguy hiểm, đây là nhóm nợ có thể khiến người vay mất khả năng vay vốn đến 5 năm.
Nhẹ nhàng hơn, tất toán chậm sẽ khiến số tiền lãi, phí phạt trả chậm sẽ tăng lên. Người vay sẽ mất thêm một khoản chi phí lớn dành cho các chi phí phát sinh như thế này.
Theo khảo sát hành vi người dùng thì tình trạng nợ xấu kéo dài bắt nguồn từ khách hàng thanh toán khoản vay chậm trễ hoặc cố tình không trả nợ. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy trong tương lai như nợ xấu, mất khả năng vay vốn, nộp phí phạt cao.
Làm thế nào để kiểm tra nợ xấu?
Có rất nhiều cách để biết rằng người vay có đang mắc nợ xấu hay không. Tuy nhiên, Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia (CIC) sẽ mang đến kết quả kiểm tra chính xác nhất, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn kiểm tra nợ xấu sau đây.
Kiểm tra lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC
Hệ thống CIC đều sẽ ghi nhận tất cả danh sách lịch sử nợ xấu của người dân trên toàn quốc nên việc tránh né vấn đề này là bất khả thi. CIC sẽ sắp xếp nhóm nợ xấu theo 5 nhóm nợ khác nhau theo mức độ nguy hiểm tăng dần. Nếu không may rơi vào nhóm nợ xấu 3,4,5, người vay hoàn toàn mất khả năng vay vốn từ 3 năm đến 5 năm.
Đối với nợ xấu nhóm 2 (nợ cần chú ý) cũng đều bị liệt vào nhóm nợ xấu. Nợ xấu nhóm 2 là chỉ khách hàng trả chậm khoản vay từ 10 – 90 ngày.
Việc kiểm tra lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC chỉ nhân viên tín dụng mới có thể kiểm tra, người vay có thể liên hệ trực tiếp đến nhân viên tín dụng để kiểm tra thông tin khách hàng trên hệ thống CIC.
Tổ chức tín dụng trực tiếp nhắc nhở
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ cho vay của khách hàng, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ với khách hàng để cung cấp một số thông tin. Sau đó, họ sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC để đảm bảo rằng người vay không có bất cứ lịch sử nợ xấu nào.
Trong quá trình hoàn tất hồ sơ khoản vay, nhân viên tư vấn sẽ gọi đến người vay để thông báo hồ sơ không được duyệt vì có lịch sử nợ xấu. Tất nhiên, nếu khách hàng có lịch sử vay vốn tốt thì hồ sơ sẽ được tiếp tục quy trình xét duyệt.
Mở thẻ tín dụng bị từ chối, nộp hồ sơ vay không duyệt
Đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng, chính xác nhất để cho rằng người vay có món nợ xấu nào hay không.
Hầu hết, những đối tượng thuộc trong diện nợ xấu, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ từ chối thẳng thừng mở thẻ tín dụng. Đồng thời, nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin khách hàng trên hệ thống CIC rồi mới quyết định mở thẻ.
Đối với những khách hàng có nợ xấu trên CIC, việc vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào cũng không được xét duyệt thành công. Nếu khách hàng hoàn tất hồ sơ ở nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. Lúc này, người vay có thể ngầm hiểu rằng bạn đã nằm trong nhóm nợ xấu nào đó.
Nợ xấu đã tất toán có vay tiền được không?
Việc đã tất toán khoản nợ nhưng vẫn muốn vay vốn tiếp tục thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nhóm nợ xấu ở mức độ nào, thời gian hoàn tất nợ xấu, thời gian xóa nợ trên hệ thống CIC, giá trị khoản nợ,…
Trong đó nhóm nợ xấu quyết định đến 70% khả năng vay vốn tiếp tục hay không. Trong đó, có một vài trường hợp đáp ứng được điều kiện cơ bản thì cơ hội vay vốn không quá khó. Ngược lại, đối với những nhóm nợ nguy hiểm, vay tiền dưới bất cứ hình thức nào cũng bằng không.
- Nhóm nợ xấu nhóm 1, 2: nếu bạn nằm trong nợ xấu nhóm này, bạn vẫn được chấp nhận được vay vốn nhưng hạn mức, kỳ hạn khá thấp. Nếu thông tin nợ xấu trên hệ thống CIC biến mất, hãy hoàn tất thanh toán số nợ còn lại, sau 12 tháng xem xét hệ thống CIC sẽ xóa bỏ lịch sử tín dụng. Lúc này, cơ hội vay vốn ở bất kỳ tổ chức tín dụng nào cũng dễ dàng hơn.
- Nhóm nợ xấu 3,4,5: Đây là những nhóm nợ xấu đặc biệt nguy hiểm. Cơ hội vay vốn tại các tổ chức tài chính dường như rất mỏng manh. Nhóm 3,4,5 phải hoàn thành trả nợ càng nhanh càng tốt vì sau 5 năm đó khách hàng mới đủ điều kiện vay vốn tiếp tục.
Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng vẫn có đặt cách cho những trường hợp đặc biệt như vay thế chấp. Người vay chỉ cần thế chấp tài sản có giá trị thì vẫn có thể vay tiền dễ dàng dù có được xếp vào nhóm nợ xấu. Lịch sử tín dụng trong trường hợp này không còn quan trọng nữa.
Lời khuyên dành cho người đang có nhu cầu vay vốn
Vay vốn là nhu cầu cần thiết trong thời buổi kinh tế như hiện nay. Bên cạnh những thuận lợi về hình thức này nhưng vẫn có nhiều rủi ro. Để không vướng vào những bất cập, hãy tham khảo một số lời khuyên sau:
- Hãy hoàn tất khoản nợ đang có một cách nhanh nhất nếu người vay có trong danh sách nợ xấu.
- Lựa chọn một hình thức vay vốn phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của mình. Người vay có thể tham khảo vay tiền online, vay tín chấp, vay thế chấp, vay trung hạn,…
- Liên hệ với đơn vị vay vốn trước đó để đảm rằng không còn bất cứ món nợ xấu nào.
- Lập kế hoạch tài chính cụ thể, logic để chắc chắn rằng có khả năng thanh toán tiền gốc, tiền lãi hàng tháng
- Không nên vội vàng tìm kiếm một địa chỉ bất kỳ mà không tìm hiểu rõ về thông tin cơ bản nào của tổ chức tài chính đó. Bởi vì, bạn có khả năng chịu đựng một mức lãi suất cao, chi phí phạt sinh nhiều, thậm chí còn có thể sa bẫy tín dụng đen “đội lốt” công ty tài chính.
Takomo – Dịch vụ hỗ trợ vay cho người nợ xấu
Nếu bạn đang lo lắng các tổ chức tài chính khó lòng xét duyệt cho hồ sơ nợ xấu. Nếu bạn mất thời gian đợi chờ ngân hàng phê duyệt hồ sơ ít nhất 3 ngày nhưng chưa chắc gì được giải ngân. Vậy tại sao không lựa chọn dịch vụ vay nhanh Takomo ngay bây giờ? Takomo không chỉ đảm bảo hỗ trợ cho đối tượng nợ xấu mà còn đảm bảo xét duyệt thành công chỉ trong 24 giờ.
Takomo có ưu thế nổi bật nào mà người vay nên cân nhắc vay vốn thay vì ngân hàng truyền thống.
- Takomo trực thuộc công ty TNHH EIA Asia quản lý và được cấp phép hoạt động bởi cơ quan thẩm quyền.
- Quy trình xét duyệt nhanh chóng chỉ trong 24 giờ với tỷ lệ thành công lên đến 90%.
- Giải ngân khoản vay chỉ trong 15 phút kể từ khi xét duyệt thành công.
- Thủ tục đăng ký đơn giản chỉ bằng CMND/CCCD và thẻ ATM.
- Không giấy tờ thẩm định tài sản, giấy chứng minh thu nhập hằng tháng.
- Đăng ký hồ sơ thông quá thiết bị điện tử kết nối internet khi truy cập vào website và ứng dụng Takomo.
Kết luận
Từ những thông tin trên, nợ xấu đã tất toán có vay được không? Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định cũng như quy định của mỗi ngân hàng. Đặc biệt, nhóm nợ xấu sẽ quyết định đến 90% tỷ lệ xét duyệt thành công.
Để có một khoản vay nhanh nhất và không mất nhiều thời gian, chi phí đi lại, lựa chọn dịch vụ hỗ trợ vay cho người có nợ xấu của Takomo là sự toàn vẹn nhất. Tỷ lệ xét duyệt thành công của Takomo rất cao chỉ cần người vay đáp ứng một số điều kiện cơ bản là có thể vay nhanh trong 15 phút.
Tôi đã tất toán xong nợ xấu từ năm 2022 muốn vay tiền như thế nào à