Vay 200 triệu không cần thế chấp có được không?
200 triệu là một số tiền lớn, chỉ phù hợp cho những mục đích đầu tư, kinh doanh nhỏ. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định vì số tiền lãi và phí phải trả khá lớn. Ngoài ra, vay 200 triệu không cần thế chấp có được không? Vay ở đâu có lãi suất thấp? Mọi thông tin chi tiết sẽ được giải đáp ngay phía bên dưới.
Vay 200 triệu không cần thế chấp có được không?
Vay 200 triệu không cần thế chấp thuộc hình thức vay tín chấp. Đây là hình thức vay mà người đăng ký không cần chứng minh sở hữu tài sản mà vẫn có thể đủ điều kiện đăng ký vay 200 triệu một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, vì không cần tài sản nên các ngân hàng hay công ty tài chính sẽ cần các thông tin bổ sung khác để chứng minh khả năng trả nợ, chẳng hạn như: bảng lương, sao kê tài khoản ngân hàng, hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ 6 tháng trở lên.
Ngoài ra, quá trình thẩm định sẽ có phần phức tạp hơn vì các ngân hàng hay tổ chức tài chính sẽ cần xác minh thêm các thông tin từ người thân để chắc chắn thông tin bạn cung cấp là chính xác. Trong một số trường hợp, nhân viên từ các ngân hàng sẽ đến trực tiếp địa chỉ nhà để thực hiện bước thẩm định hồ sơ. Vì vậy, bạn cần đảm bảo mọi thông tin đăng ký đều chính xác để thuận tiện trong quá trình duyệt vay và hạn chế mọi rủi ro phát sinh.
Đặc điểm gói vay 200 triệu không thế chấp
Dưới đây là điều kiện, thủ tục mà bạn cần chuẩn bị cho gói vay 200 triệu không thế chấp:
Điều kiện
- Là công dân Việt Nam, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam;
- Nằm trong độ tuổi từ 22 đến 69 tuổi;
- Đầy đủ giấy tờ về hộ khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận tạm trú dài hạn;
- Thu nhập ổn định, tối thiểu từ 4 triệu đồng/tháng;
- Luôn thanh toán đúng hạn mọi khoản vay trước đó;
- Đã có các loại giấy tờ chứng minh khả năng thanh toán nợ như hợp đồng lao động; bảng lương, các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng hoặc công ty tài chính.
Hồ sơ
Để có sự chuẩn bị tốt nhất và tiết kiệm thời gian, bạn hãy tham khảo danh sách các hồ sơ cần mang theo:
- CMND/CCCD và Hộ chiếu còn hiệu lực;
- Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận tạm trú;
- Sao kê bảng lương trong 3 hoặc 6 tháng gần nhất
- Hợp đồng lao đồng (tùy thuộc theo từng ngân hàng).
Lãi suất
Khi vay 200 triệu không cần thế chấp, mức lãi suất sẽ dao động từ 10-12%/năm, trả trong kỳ hạn từ 36 đến 60 tháng.
Cách tính lãi suất
Hiện nay, các ngân hàng hay công ty tài chính sẽ có 2 cách tính lãi hoàn toàn khác nhau.
Cách tính theo dư nợ gốc
- Tổng tiền phải trả hàng tháng = Tiền lãi phải trả hàng tháng + Tổng tiền gốc phải trả
- Tiền lãi 1 tháng = Số tiền vay ban đầu x Lãi suất (%)
- Tiền gốc trả = Số tiền vay ban đầu/ Số tháng vay
Ví dụ: Chị B vay ngân hàng 200 triệu trong 5 năm với lãi suất 1.1%/tháng. Số tiền lãi trả mỗi tháng là 2.200.000 đồng, tiền gốc là 3.340.000 đồng. Tổng tiền cần trả cho 1 tháng ngân hàng cả gốc và lãi sẽ là 5.540.000 đồng.
Cách tính theo dư nợ giảm dần
- Số tiền phải trả trong tháng thứ nhất = Số tiền đã vay/thời gian vay + Số tiền đã vay *Lãi suất
- Số tiền phải trả trong tháng thứ 2 = Số tiền đã vay/thời gian vay + (Số tiền đã vay – số tiền gốc trả tháng 1) * Lãi suất
- Số tiền vay phải trả tháng 5 = Số tiền đã vay/thời gian vay + (Số tiền đã vay – số tiền gốc trả tháng 1 đến tháng 4)* Lãi suất.
Khác với cách tính trên, chị B thanh toán là 5.540.000 đồng cho tháng thứ nhất. Đến tháng thứ 2, chị B chỉ cần trả 5.503.260 đồng. Áp dụng với cách tính theo dư nợ giảm dần, số tiền cần thanh toán sẽ giảm qua từng tháng.
Top 5 ngân hàng cho vay 200 triệu không thế chấp hiện nay
Dưới đây là top 5 ngân hàng cho vay 200 triệu không thế chấp và có mức lãi suất khá ưu đãi trên thị trường.
VIB
Nổi tiếng với các sản phẩm thể hiện đại, tiện lợi, ngân hàng VIB đã cho ra mắt thêm các gói vay 200 triệu mà không cần thế chấp với nhiều điểm nổi bật như:
- Hạn mức duyệt vay lên đến 600 triệu đồng;
- Có thể đăng ký vay trong vòng 5 năm;
- Lãi suất dao động từ 16%/năm;
- Có thể đăng ký hồ sơ khi không có lịch sử nợ xấu, đáp ứng mức thu nhập tối thiểu từ 5 triệu đồng/tháng.
Techcombank
Để bắt kịp xu hướng, ngân hàng Techcombank trong năm nay đã hỗ trợ cho hàng triệu khách hàng với các gói vay tín chấp thay vì chỉ hỗ trợ vay thế chấp trước đó. Cho đến nay, Techcombank đã ghi điểm trong mắt khách hàng với các điểm mạnh của gói vay tín chấp 200 triệu như sau:
- Hạn mức vay dao động từ 10 – 300 triệu đồng cho hình thức vay tín chấp;
- Linh hoạt lựa chọn kỳ hạn vay dao động từ 6 đến 30 tháng;
- Lãi suất vay ưu đãi, từ 1.2%/tháng (với khoản vay tín chấp) và 7.49%/năm (với khoản vay thế chấp).
- Chỉ cần có hợp đồng lao động ít nhất 1 năm và lương hàng tháng tối thiểu là 5 triệu đồng.
MBBank
MBBank là một trong những ngân hàng được yêu thích tại Việt Nam với những chiếc thẻ bắt mắt và tiện lợi cho khách hàng khi có thể kết nối thanh toán với mọi ứng dụng và ví điện tử trên thị trường. Nhắc đến dịch vụ cho vay, MBBank hiện đang nâng cấp các gói vay thế chấp với nhiều điểm vượt trội như:
- Có thể vay tối đa 500 triệu đồng khi đăng ký với đầy đủ giấy tờ mà MBBank yêu cầu;
- Kỳ hạn vay tối đa là 48 tháng;
- Lãi suất vay chỉ từ 13%/năm khi vay thế chấp 200 triệu đồng.
Xem ngay: Hồ sơ vay vốn ngân hàng Quân đội (MB Bank)
Vietcombank
Vietcombank đã có mặt trên thị trường từ rất lâu và phát triển mạnh qua từng mốc thời gian. Cho đến nay, Vietcombank đã phục vụ hơn 10 triệu khách hàng trên toàn quốc với sản phẩm thẻ luôn được đổi mới cùng sự tỉ mỉ, chu đáo của đội ngũ nhân viên. Ngày nay, Vietcombank đã cho ra mắt thêm nhiều gói vay không cần thế chấp với nhiều điểm nổi bật như:
- Hạn mức duyệt vay lên đến 300 triệu đồng;
- Tự do lựa chọn kỳ hạn thanh toán từ 12 đến 60 tháng;
- Lãi suất vay khá ưu đãi, chỉ từ từ 6.79%/năm với gói vay tín chấp.
VPBank
VPBank là một trong những lựa chọn đầu tiên khi khách hàng có nhu cầu đăng ký vay vốn với nhiều điểm nổi trội như:
- Lãi suất ưu đãi chỉ từ 14%/năm;
- Hạn mức duyệt vay tín chấp lên tới 500 triệu đồng;
- Không yêu cầu bảo lãnh người thân hay thế chấp tài sản;
- Tự do lựa chọn kỳ hạn thanh toán trong 60 tháng.
Một số lưu ý khi vay vốn
Vay 200 triệu là một khoản tiền không nhỏ, vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây để đưa ra quyết định đúng đắn và không thanh toán trễ hạn.
Tìm hiểu kỹ gói vay dự định đăng ký
Mỗi gói vay sẽ bao gồm số tiền gốc (hạn mức được duyệt), lãi suất và phí dịch vụ. Hợp đồng khoản vay sẽ có chi tiết các thông tin, bạn cần kiểm tra kỹ lại và xem xét số tiền thanh toán cuối cùng có phù hợp với khả năng tài chính của mình hay không.
Xem rõ các loại phí dịch vụ và phí phạt trong hợp đồng
Các loại phí dịch vụ thường đề cập chi tiết trong hợp đồng. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến khoản phí phạt mà mỗi ngân hàng quy định. Thông thường, phí phạt thường được định mức khá cao.
Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo thanh toán đúng hạn để không phải trả khoản phí phạt bằng một kế hoạch thanh toán khoản vay chi tiết theo tuần, tháng.
Lựa chọn kỳ hạn thanh toán phù hợp
Kỳ hạn thanh toán là một yếu tố chủ chốt quyết định số tiền mà bạn cần trả khi đến hạn thanh toán. Việc chọn kỳ hạn thanh toán phù hợp với khả năng tài chính giúp áp lực thanh toán không nặng nề.
Đảm bảo tính chính xác của mọi thông tin đăng ký
Bạn cần đảm bảo mọi thông tin đăng ký đều chính xác và chính chủ khi đăng ký vay 200 triệu. Hình thức vay tín chấp sẽ có quy trình thẩm định khá phức tạp. Vì vậy, bất kỳ sai sót nào phát sinh sẽ khiến tỷ lệ duyệt vay bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến từ chối vay hoặc mất thêm thời gian điều chỉnh ở văn phòng giao dịch.
Luôn thanh toán đúng hạn
Đối với bất kỳ khoản vay nào, bạn đều cần đảm bảo thanh toán đúng hạn cho tổ chức cho vay. Bạn không chỉ tránh được phí phạt thỏa thuận trong hợp đồng mà còn giữ cho lịch sử tín dụng luôn tốt.
Ngược lại, nếu bạn không thanh toán đúng hạn, hồ sơ của bạn có nguy cơ rơi vào danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC, tỷ lệ duyệt vay sẽ giảm dần tùy theo thời gian trễ hạn. Các tổ chức cho vay sẽ hạn chế tỷ lệ duyệt vay vì đối với họ, bạn hoàn toàn được xem là trường hợp không đủ khả năng thanh toán khi đăng ký vay.
Kết luận
Vay 200 triệu không cần thế chấp giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận khoản vay hơn khi không cần thế chấp tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký, bạn phải cung cấp chính xác mọi thông tin để tăng tỷ lệ duyệt hồ sơ. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo thanh toán đúng hạn cho khoản vay để giữ cho lịch sử tín dụng tốt. Hy vọng bài viết vừa rồi của Takomo đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Bình luận