Skip to content

Hoàn tất hồ sơ nhanh chóng tại Takomo

Tải app ngay.
Hồ sơ duyệt nhanh hơn 50%.

Sắp ra mắt

Dư nợ là gì? Tất cả những điều cần biết về dư nợ tín dụng

du no

Nếu bạn là khách hàng quen thuộc của các ngân hàng/tổ chức tín dụng, dư nợ không còn thuật ngữ quá xa lạ mỗi khi thực hiện hồ sơ vay vốn.

Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn mơ hồ về cách thức hoạt động của thuật ngữ này vì bản chất dư nợ có nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, dư nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân nghiêm trọng nhất. 

Vậy dư nợ là gì? Hiện tại có bao nhiêu loại dư nợ trên thị trường? Người vay sẽ gặp hậu quả gì nếu để dư nợ quá hạn. Tìm hiểu bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết. 

Dư nợ là gì?  

Dư nợ là khoản tiền mà khách hàng đang trong tình trạng chưa trả cho các ngân hàng/công ty tài chính từ mọi hình thức vay tiền như vay tín chấp, vay bằng thẻ tín dụng, vay thế chấp, vay cầm đồ,… 

du no

Các thuật ngữ về dư nợ cần biết  

Dư nợ được chia thành nhiều hình thức khác nhau, mỗi loại dư nợ này là phạm vi nhỏ nằm trong định nghĩa chung về dư nợ ở phần đầu. Mỗi đối tượng sử dụng hình thức vay vốn sẽ được phân loại vào một nhóm dư nợ khác nhau.  

Dư nợ cho vay 

Còn được gọi là Outstanding Balance, đây là biểu thị số dư nợ còn lại của khách hàng trong một thời điểm cụ thể. Ngân hàng sẽ dựa vào số dư nợ này để thu hồi khoản vay từ khách hàng.  

Tổng số tiền phải trả được tính dựa trên lãi suất, tiền gốc và chi phí phát sinh trong hợp đồng ký kết. Trường hợp dư nợ cho vay thường sẽ rơi vào vay trả góp hoặc vay qua thẻ tín dụng. 

Dư nợ tín dụng 

Khoản dư nợ này chỉ xuất hiện khi người vay sử dụng thẻ tín dụng. Ngân hàng sẽ cấp một thẻ tín dụng (thẻ trả sau) với hạn mức phù hợp thu nhập, khả năng chi tiêu.

Tiếp theo, bạn phải hoàn trả mọi khoản vay mà ngân hàng đã ứng trước trong thẻ tín dụng. Dư nợ tín dụng lúc này là số tiền mà bạn đã chi tiêu. Tức là, bạn phải trả lại mọi khoản tiền chi tiêu cho ngân hàng. 

Trước khi vay tiền, các ngân hàng đã quy định rõ ràng thời gian hạn trả nợ tín dụng. Chính vì vậy, hãy lưu ý trả nợ đúng hạn vì dư nợ tín dụng quá nhiều sẽ gây ra lịch sử tín dụng nợ xấu vô cùng cao. 

Dư nợ đầu kỳ 

Là số tiền vay được tính từ thời điểm giải ngân ban đầu. 

Dư nợ cuối kỳ 

Số dư nợ còn lại tại thời điểm trả nợ cuối cùng trong kỳ hạn. 

Dư nợ giảm dần 

Đây là thuật ngữ được áp dụng vào hình thức vay trả góp tại các ngân hàng. Số dư nợ của bạn sẽ được giảm dần theo thời gian dựa trên số tiền nợ gốc tại thời điểm đó. Chúng ta lấy dư nợ gốc ban đầu trừ đi số tiền gốc đã trả để cho ra dư nợ giảm dần, theo công thức 

Dư nợ giảm dần = Dư nợ ban đầu – Số tiền đã trả 

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng với số tiền 50 triệu đồng (dư nợ ban đầu) và trả lần lượt trong 3 đợt, mỗi đợt trả 10 triệu đồng. Dư nợ giảm dần sẽ được tính như sau: 

  • Dư nợ giảm dần đợt 1: 50.000.000 – 10.000.0000 = 40.000.0000 đồng 
  • Dư nợ giảm dần đợt 2: 40.000.000 – 10.000.000 = 30.000.000 đồng 
  • Dư nợ giảm dần đợt 3: 30.000.000 – 10.000.000 = 20.000.0000 đồng 

Số dư nợ sẽ về 0 đồng nếu bạn tất toán đầy đủ theo dư nợ giảm dần. 

Nên xem: Đang trả góp có vay tiền được không? Vay ở đâu?  

Dư nợ quá hạn gây ra ảnh hưởng thế nào?  

Dư nợ quá hạn không chỉ khiến điểm tín dụng bị giảm uy tín trầm trọng mà còn gây nên nợ xấu trong tương lai.

du no la gi

Một khi vướng vào nợ xấu, mọi giao dịch liên quan đến vay vốn, thanh toán qua thẻ tín dụng đều trở nên khó khăn. Sau đây là những trường hợp phổ biến xảy ra: 

  • Vô hiệu hóa thẻ ATM, thẻ tín dụng và không thể sử dụng. 
  • Mất khả năng vay vốn dưới mọi hình thức. Tức là, bạn có chọn lựa vay tiền mặt, vay tín chấp, vay trả góp qua CMND, vay cầm đồ,…đều gặp trở ngại. 
  • Chịu khoản phí phạt trả chậm từ 5% – 6% nếu vượt quá kỳ hạn thanh toán. Mức phí phạt này có thể thay đổi dựa trên tổng dư nợ ít hay nhiều. 
  • Bạn phải mất từ 12 tháng đến 5 năm để xóa hồ sơ lưu trữ nợ xấu trên hệ thống CIC dù đã thanh toán đầy đủ dư nợ. 

Phân loại dư nợ thẻ tín dụng  

Dư nợ tín dụng được chia thành 5 nhóm cụ thể, sau đây:  

  • Dư nợ đủ tiêu chuẩn: Đây là nhóm dư nợ được đánh giá có khả năng thu hồi tiền gốc lẫn tiền lãi đúng kỳ hạn quy định nhất, các khoản nợ thường dưới 10 ngày và đang trong thời hạn chi trả. 
  • Dư nợ cần chú ý: Là khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày. 
  • Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày. 
  • Dư nợ có nghi ngờ: Khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.  
  • Dư nợ có nguy cơ mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày trở lên, nợ cơ cấu lần đầu từ 90 ngày trở lên, nợ cơ cấu quá hạn lần đầu từ 30 ngày đến dưới 90 ngày. 

Tác động của dư nợ đến lịch sử tài chính  

Dư nợ quá hạn là biểu thị của khoản dư nợ mà khi đến thời hạn thanh toán, khách hàng vẫn chưa tất toán cho phía ngân hàng/tổ chức tín dụng.

Hậu quả của dư quá hạn để lại rất lớn, ảnh hưởng trực diện đến lịch sử tài chính của mỗi người: 

  • Một số hình thức chế tài sẽ được áp dụng đối với các trường hợp dư nợ quá hạn như phí phạt trễ hạn, phí phạt trả chậm,… Càng duy trì dư nợ quá hạn trong thời gian dài, lịch sử tín dụng có nguy cơ chuyển đổi thành nợ xấu, nợ chú ý. 
  • Đặc biệt, đối với nợ xấu nhóm 3,4,5 được liệt vào danh sách lịch sử tín dụng kém. Hầu hết, các ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ từ chối hồ sơ cho những trường hợp này. 
  • Sau khi hồ sơ nợ xấu được ghi nhận trên hệ thống, cơ hội đăng ký vay vốn đều trở nên mong manh. Ngoài ra, các ngân hàng sẽ từ chối mở thẻ tín dụng cho lịch sử tín dụng không tốt. 
  • Trường hợp vay thế chấp tài sản nhưng không tất toán đúng kỳ hạn và phát sinh dư nợ quá hạn trong thời gian dài. Tài sản thế chấp có nguy cơ bị thu hồi rất cao. 
  • Không được vay vốn trong thời hạn từ 3 năm đến 5 năm dù đã trả hoàn toàn phí phạt và tiền gốc. 

Có thể bạn quan tâm: Dư nợ cao có thể vay ở đâu?

4 cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng  

Nếu bạn muốn thanh dư nợ thẻ tín dụng càng nhanh càng tốt, tham khảo 4 cách sau đây: 

Thanh toán tại quầy giao dịch 

Đây là hình thức thanh toán được chọn lựa nhiều nhất bởi các khách hàng vay vốn vì sự an toàn, uy tín 

  • Bước 1: Đến quầy giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng đã đăng ký vay vốn 
  • Bước 2: Cung cấp CMND, hợp đồng thỏa thuận trước đó 
  • Bước 3: Nộp tiền  

Sử dụng séc hoặc ủy nhiệm chi  

Tại Việt Nam, hình thức sử dụng séc hay ủy nhiệm chi hiếm khi được áp dụng. Tuy nhiên, các nước phát triển phần lớn đều sử dụng cách thức thanh toán này. 

Ghi nợ tự động 

Người vay chỉ cần đăng ký chức năng trích nợ tự động trên hệ thống. Đến kỳ hạn, số tiền đăng ký sẽ được thanh toán đầy đủ.  

Chuyển khoản ngân hàng  

Đây là cách thức thanh toán nhanh, tiện lợi mà nhiều khách hàng chọn lựa. Khách hàng chỉ cần chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng, ví điện tử, internet banking với tính năng chuyển tiền. 

Xem thêm: Vay tiền trả góp 24 tháng ở đâu uy tín, lãi suất thấp?

Một số vấn đề cần lưu ý về dư nợ tín dụng  

Dư nợ quá hạn là điều mà không ai muốn mắc phải vì hậu quả để lại trong tương lai quá khủng khiếp. Một vài lưu ý như sau sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng nợ xấu, dư nợ quá hạn. 

Thanh toán dư nợ trước thời hạn

Kỳ hạn thanh toán là ngày chậm nhất để tất toán dư nợ. Tuy nhiên, chỉ có thời điểm xác nhận người vay đã thanh toán là thời điểm ngân hàng nhận được hoàn toàn số tiền.  

Trong quá trình thanh toán, chúng ta sẽ gặp trục trặc về lỗi hệ thống hoặc nguyên nhân khách quan mà hệ thống không ghi nhận kịp khoản, dẫn đến thanh toán trễ hạn và chịu phí phạt. Vì vậy, hãy thanh toán trước vài ngày thay vì đúng thời hạn để tránh tình trạng này xảy đến. 

Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

Mỗi lần rút thẻ tín dụng, chi phí rút và lãi suất rút tiền sẽ được trừ đi trong tài khoản ngân hàng. Mặc dù, số tiền mất đi không quá nhiều nhưng điều này không được khuyến khích. 

du no la gi

Bảo mật thẻ tín dụng, tránh mất thẻ

Có rất nhiều trường hợp mất thẻ nhưng không kịp báo với ngân hàng để khóa thẻ, kẻ gian có thể sử dụng thẻ tín dụng của bạn để bòn rút tiền bạc. 

Không nên mở nhiều thẻ tín dụng ở các ngân hàng: Với số lượng thẻ tín dụng tương đối nhiều, bạn sẽ khó kiểm soát tài chính cá nhân và dễ rơi vào nợ xấu. 

Lưu trữ các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng

Bạn nên in ấn các giấy tờ giao dịch qua thẻ tín dụng để đối chiếu với ngân hàng khi gặp sự cố. 

Chi tiêu hợp lý

Hạn mức thẻ tín dụng đều rất cao, gấp 3 lần mức lương hiện tại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn có thể “vung tay quá trán” vì nguy cơ mất khả năng chi trả rất cao.  

Kết luận 

Trên đây là toàn bộ thông tin về dư nợ là gì, các hình thức và tác động mạnh mẽ của dư nợ đến tình hình tài chính cá nhân đã được cập nhật trong bài viết.

Bên cạnh đó, để tránh trường hợp dư nợ quá hạn, thậm chí là nợ xấu, người vay nên có kế hoạch cân bằng chi tiêu và khoản nợ, ghi nhớ kỳ hạn thanh toán, đóng đúng hạn. 

Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mọi người. Đừng quên theo dõi Takomo để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé

Bình luận